Series
9 giải quần vợt chuyên nghiệp ở Bình Dương chính là thời điểm để các tay vợt
Việt Nam rút ra những kinh nghiệm xương máu trên con đường tiến lên chuyên
nghiệp.
Hoàng Nam và Hoàng
Thiên cho thấy sự tiến bộ rõ rệt qua từng giải. Ảnh: Internet.
Men's Futures
diễn ra là thời cơ quý giá để các tài năng trẻ của quần vợt Việt Nam
như Văn Phương, Đắc Tiến, Linh Giang,... bắt đầu làm quen với con đường
quần vợt chuyên nghiệp khi nhận được các suất đặc cách. Rõ ràng là nếu giải đấu
không phải diễn ra ở Việt Nam, các tay vợt không có suất đặc cách thì họ sẽ rất
ít cơ hội để tranh tài .
Đầu tiên là những cái tên kể trên mới
thi đấu và chưa được xếp hạng trên thế giới nên việc đăng ký thường ở vòng chờ.
Kế đến, kinh phí đi nước ngoài thi đấu cũng là một trở ngại lớn mà qua đó chưa
biết được cọ sát hay không vì thường nằm ở vòng chờ. Do đó, Bình Dương đem giải
về nhận suất ưu tiên ở vòng loại lẫn vòng chính, các VĐV Việt Nam chắc chắn
được thi đấu cọ sát, một cơ hội thi đấu "nước ngoài" tại chỗ.
Nhìn lại 8 giải Men’s Futures khởi tranh
tại Bình Dương, các tay vợt Việt Nam tiến bộ qua từng giải đấu. Nếu như các
giải đầu tiên, các tay vợt chúng ta vẫn còn có phần cứng tay chưa thích ứng
được thì qua đến giải F4 trở đi, họ đã cho thấy sự thăng tiến. Điển hình nhất
là Lý Hoàng Nam. Tay vợt gốc Tây
Ninh đang được đào tạo tại Becaemx Bình Dương tìm được mội dnah hiệu vô địch để
vươn lên từ tốp 1.000 tiếp cận tốp 600 thế giới. Rồi Nguyễn Hoàng Thiên từ chỗ
chệch choạc ở các giải đấu đã có 2 trận thắng trở lại với bảng xếp hạng thế
giới với 2 điểm trong tay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét